Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ đem đến cho bạn biết bao cơ hội đặc biệt. Vậy làm sao để rèn luyện kỹ năng này một cách chuyên nghiệp, thành thạo?
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông?
Trong công việc cũng như cuộc sống, sẽ có những lúc bạn cần trình bày ý kiến trước một tập thể hay một đám đông. Lúc đó, thuyết trình là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn thuyết phục mọi người cũng như tạo thêm động lực cho họ. Vậy kỹ năng thuyết trình cần những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kỹ năng thuyết trình là những kỹ năng bạn cần để cung cấp cho bài thuyết trình hiệu quả và hấp dẫn nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Thuyết trình bao gồm cấu trúc bài thuyết trình, cách thiết kế các slide, tông giọng và ngôn ngữ cơ thể. Có thể nói tất cả những gì bạn cần làm khi thuyết trình chính là làm chủ sân khấu.
Lợi ích của việc có kỹ năng thuyết trình giỏi
Thuyết trình có vai trò rất quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống. Đây là kỹ năng tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội thăng tiến cho những ai biết tận dụng nó. Và đó cũng là lý do tại sao tất cả mọi người cần phải rèn luyện kỹ năng thuyết trình.
Thuyết trình giỏi tạo ra cơ hội việc làm tốt
Trong thời đại ngày càng có nhiều việc làm hấp dẫn thì chúng ta mới thấu được ý nghĩa đặc biệt của kỹ năng thuyết trình. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có một buổi trình bày trôi chảy tại cuộc phỏng vấn, bạn chắc chắn đã giành được tấm vé việc làm như mong đợi. Tuy nhiên, lời nói phải đi đôi với hành động. Hãy chứng minh năng lực của bạn bằng những việc làm cụ thể nhé!
Khả năng thuyết trình giúp gia tăng hình ảnh cá nhân
Khả năng thuyết trình giúp chúng ta xây dựng hình ảnh cá nhân. Bởi khi bạn nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình, người khác sẽ phác họa hình ảnh con người bạn trong đầu của họ giống như vậy. Do đó, nếu lời nói của bạn có tính thuyết phục cao, hình ảnh của bạn càng được khắc sâu trong lòng người nghe.
Tạo nhiều mối quan hệ tốt đẹp khi thuyết trình tốt
Một người có khả năng ăn nói khéo léo, hoạt bát sẽ được nhiều người chào đón. Việc thể hiện quan điểm, góp ý kiến sẽ giúp bạn thiết lập quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Vì vậy, kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp sẽ giúp bạn gắn kết và xây dựng quan hệ với nhiều người.
Có thêm sự tự tin nhờ kỹ năng thuyết trình giỏi
Sở hữu kỹ năng thuyết trình giỏi sẽ mang đến cho bạn nhiều sự tự tin trong công việc và cuộc sống. Đây cũng chính là vẻ đẹp toát ra từ con người bạn. Một con người dứt khoát, tự tin và quyết đoán chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công.
6 Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp cho người mới bắt đầu
Thuyết trình là kỹ năng thuyết phục người khác nghe theo lời nói của bạn. Kỹ năng thuyết trình hiệu quả giúp bạn dễ dàng truyền tải thông điệp, ý tưởng đến người nghe một cách nhanh chóng. Để nâng cao kỹ năng thuyết trình, bạn cần thuộc nằm lòng 6 quy tắc sau:
Các bước cần thiết cho một bài thuyết trình hiệu quả
- Xác định đối tượng tham dự.
- Xác định mục đích thuyết trình.
- Xác định những nội dung cần trình bày.
- Xây dựng nội dung bài thuyết trình.
- Xác định thời lượng thuyết trình.
Phương pháp truyền đạt gây ấn tượng
Lựa chọn trang phục phù hợp giúp bạn không những tự tin hơn mà còn gây ấn tượng tốt đẹp với người nghe.
Giọng nói: Tiếng nói chuẩn là rất cần thiết. Đồng thời, sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau cho các đoạn văn khác nhau cho phù hợp.
Viết dàn bài ra giấy và tập nói nhiều lần để luyện phản xạ ngôn từ nhanh.
Cử chỉ: tập thể hiện các cử chỉ, nét mặt để thể hiện tình cảm trong quá trình thuyết trình.
Sử dụng các cử chỉ hình thể trong thuyết trình
Một cử chỉ, điệu bộ nhỏ liên quan đến bài thuyết trình sẽ giúp bạn tăng điểm trong mắt khán giả. Bởi nó sẽ thu hút sự chú ý cũng như giúp người nghe hình dung rõ hơn đề tài bạn đang nói. Một chút hài hước phù hợp cũng là yếu tố chính tạo nên sự thành công cho bài thuyết trình.
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ thuyết trình
Các thiết bị thường dùng như: máy chiếu, slide, video,…Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác. Các phương tiện đủ lớn để khán giả nhìn rõ. Slide cần ngắn gọn, súc tích và trông bắt mắt. Đồng thời, bạn cần kết hợp một cách ăn ý khi nói và khi chiếu slide.
Vận dụng tối đa các kỹ năng vào bài thuyết trình
- Thuyết trình một cách tự nhiên như đang trò chuyện. Tránh tình trạng nói như đang trả bài.
- Thể hiện sự nhiệt huyết với chủ đề đang trình bày, nét mặt vui tươi. Đặc biệt đừng quên nụ cười.
- Giọng điệu rõ ràng, dễ nghe và truyền cảm. Tránh nói lắp bắp, vòng vo, dài dòng.
- Giao tiếp bằng mắt để làm tăng sự tin cậy của người nghe cũng như bạn sẽ nhận được phản hồi tích cực.
- Nét mặt thân thiện, cởi mở kể cả những lúc căng thẳng. Như vậy, khán giả sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của bạn và chính bạn cũng cảm thấy thư giãn hơn.
- Giữ cho điệu bộ một cách tự nhiên. Tránh việc lặp đi lặp lại một hành động. Sự di chuyển qua lại trên sân khấu cũng giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, tự tin.
Xử lý lo lắng và căng thẳng
Não bộ của chúng ta là một cơ quan thú vị. Bạn hình dung trong đầu mình như thế nào thì mọi chuyện sẽ xảy ra như thế đó. Do đó, trước khi thuyết trình, bạn phải chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái. Bạn hãy hình dung ra một buổi thuyết trình bạn đang say sưa diễn thuyết một cách lưu loát, rõ ràng, tự tin. Hình dung từ đầu đến cuối, càng chi tiết càng tốt.
10 Điều tối kỵ nên từ bỏ khi rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Lạm dụng slide
Slide chỉ là công cụ hỗ trợ và không thể thay thế hoàn toàn cho lời nói. Vì vậy, khi thuyết trình trước đám đông, bạn đừng viết quá nhiều trên slide. Slide tối đa chỉ 6 hàng, mỗi hàng 4 từ là đủ. Điều quan trọng là cách bạn trình bày có thu hút và nội dung có hấp dẫn người nghe hay không.
Tác phong, tư thế không đàng hoàng
Dù là đang đứng hay ngồi thì tư thế của bạn cũng phải nghiêm túc. Tránh kiểu đứng vắt chéo chân, dựa tường. Thay vào đó, bạn hãy đứng thẳng và ngẩng cao đầu, mắt luôn hướng về phía khán giả để khẳng định sự tự tin và bản lĩnh.
Lẫn tránh ánh mắt của khán giả
Ánh mắt là một trong những cách thu hút sự chú ý của khán giả. Vì vậy, đừng lẫn tránh ánh mắt của khán giả. Thay vào đó, hãy nhìn trực tiếp vào ánh mắt của họ, giữ trong vài giây để tạo ra mối liên kết với khán giả. Tuy nhiên, không nên giữ quá lâu, bởi họ sẽ bị mất tự nhiên và không được thoải mái.
Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu
Đây là sẽ là điều hết sức nguy hiểm, đặc biệt đối với những bài phát biểu quan trọng. Hãy tập bài thuyết trình bất cứ nơi đâu mà bạn muốn. Bạn có thể đứng trước gương, dùng máy quay hoặc ghi âm để có thể tự nhìn thấy mình, thấy những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Có như vậy, bạn mới có thể tránh được những sai sót và tự tin hơn trong bài thuyết trình của mình.
Ăn mặc luộm thuộm
Cái nhìn đầu tiên mà mọi người nhìn vào chính là cách bạn ăn mặc như thế nào. Một người ăn mặc lịch sự sẽ thể hiện dược đẳng cấp của mình. Ngược lại, một người ăn mặc luộm thuộm sẽ chứng tỏ đẳng cấp và địa vị thấp kém của họ. Vì vậy, bạn nên chú ý cách ăn mặc cho phù hợp với bài thuyết trình của mình.
Nói dông dài
Nhiều nghiên cứu cho chỉ ra rằng khán giả sẽ mất dần sự tập trung khi bài thuyết trình dài quá 18 phút. Tuy nhiên, người người nhầm tưởng rằng, càng nói dài thì khán giả sẽ càng tiếp thu được nhiều. Thực tế, bạn không nên bỏ ra 5 phút để nói những gì có thể nói trong vòng 30 giây. Hãy diễn đạt ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất có thể.
Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn
Bài thuyết trình cần được nói trước đám đông, không phải được đọc trước đám đông. Do đó, bạn cần biết bạn sẽ nói gì và nói trong bao lâu. Nếu quên những điểm quan trọng, hãy note vào tờ giấy nhỏ và xem lại khi cần thiết. Bạn không nên cầm tờ giấy được vạch sẵn và đọc từng từ một. Như vậy không khác gì bài tập đọc cho học sinh tiểu học.
Không tạo được không khí phấn khích
Một bài thuyết trình có hay đến mấy khán giả cũng không tham gia từ đầu đến cuối nếu bạn không biết tạo không khí phấn khích. Trong quá trình thuyết trình, hãy giao lưu và kết nối với khán giả để họ không bị nhàm chán. Ngược lại, bài thuyết trình của bạn gần gũi, cởi mở hơn. Như vậy, khán giả sẽ cảm thấy thoải mái và tiếp thu tốt hơn.
Đứng yên như pho tượng
Bài thuyết trình sẽ rất nhàm chán nếu như người thuyết trình không biết kết hợp các ngôn ngữ hình thể. Do đó, lời khuyên cho bạn là hãy di chuyển qua lại, sử dụng đôi tay một cách có chừng mực để tạo thêm sự hấp dẫn và sinh động cho bài thuyết trình của bạn.
Kết thúc bài phát biểu 1 cách nhạt nhẽo
Nghiên cứu cho thấy, bài phát biểu sẽ đọng lại trong lòng khán giả nếu có một kết thúc cực hay. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có phần nội dung là quan trọng nhất. Tuy nhiên, tính bất ngờ của phần kết thúc sẽ nói lên bản lĩnh của diễn giả. Do đó, bạn nên dùng một ý mới thú vị chưa được đề cập đến cho phần kết thúc để tăng thêm sự cô đọng trong lòng khán giả.