10 SAI LẦM KHI ÔN THI MÔN HÓA! 💥



10 SAI LẦM KHI ÔN THI MÔN HÓA - BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ CẢI THIỆN ĐIỂM SỐ MÔN HÓA CỦA BẠN !!!

1. Ôn hóa như môn học thuộc lòng

Các bạn cứ nghĩ chỉ cần học thuộc các công thức, phản ứng hóa học trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm cao môn này. Nếu bạn đang ôn luyện theo cách này thì bạn đang học vẹt đó nhé. Nếu chỉ học thuộc theo những nội dung có sẵn mà không hiểu bản chất của vấn đề thì dù bạn có học thuộc nhanh đi chăng nữa cũng khó có thể đạt điểm cao trong các đề kiểm tra hay đề thi.

2. Coi nhẹ phần lý thuyết cơ bản, tính chất hóa học!

Các bạn thường nghĩ làm bài tập thật nhiều nhưng bỏ qua ôn luyện các tinh chất hóa học của từng nguyên tố, hay phân loại các phản ứng hóa học. Do bị hổng kiến thức căn bản nên các bạn làm bài tập theo lối suy diễn và đáp án sai. Đây là một trong những nguyên nhân kết quả bài thi của bạn không đạt được điểm cao.

3. Lười làm bài tập hoặc làm bài tập quá ít!

Môn hóa đòi hỏi các bạn phải ôn luyện thường xuyên cả lý thuyết và bài tập. Nếu bạn đang nghĩ chỉ cần ôn luyện bài tập trên sách giáo khoa là đủ thì bạn hãy xbạn lại nhé.

Hóa học với rất nhiều phản ứng hóa học, tính chất hóa học của nhiều nguyên tố. Mỗi bài học đều chứa đựng những nội dung lý thuyết, bài tập khác nhau. Nếu bạn chỉ làm bài tập trên sách cho xong mà không biết luyện tập thêm bằng các dạng bài tập khó đòi hỏi phải tư duy và nắm vững kiến thức thức căn bản thì bạn khó có thể hiểu và nhớ hết lý thuyết. Do đó, bạn càng làm nhiều bài tập thì bạn càng hiểu sâu và nhớ lâu phần lý thuyết, tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho các kỳ thi quan trọng nhé.

4. Ôn luyện thụ động!

Khi trên lớp, các bạn chỉ học và làm bài tập khi thầy cô giáo yêu cầu. Đôi khi, bạn chỉ làm được bài tập khi thầy cô giáo hướng dẫn. Bạn cho rằng chỉ cần học trên lớp và làm được bài là có thể đạt được điểm cao môn hóa. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thi của bạn đó!

5. Mất tập trung khi ôn tập

Khi gặp phải các dạng bài khó, các bạn thường dễ chán nản và bỏ cuộc. Các bạn chưa biết cách ôn theo các dạng đề chính nên thường mất rất nhiều thời gian để học Hóa. Ngoài ra, trong lúc ôn bạn có thể bị xao lãng, mất tập trung do các tác động bên ngoài nên kết quả ôn tập sẽ không đạt kết quả cao như mong đợi.

6. Không có kế hoạch ôn tập

Nếu bạn không có kế hoạch ôn tập môn Hóa thì lượng lý thuyết và bài tập dồn lại rất nhiều. bạn sẽ không kịp ôn tập và chuẩn bị khi mà các kỳ thi đang đến gần. bạn dễ bị bỏ sót nội dung ôn tập hoặc không còn đủ thời gian để làm những bài hóa khó, dạng bài mới khác nữa. Đây cũng là nguyên nhân khiến điểm thi môn hóa của bạn không cao.

7. Ôn lệch môn

Hầu hết thời gian của bạn dành cho các môn học bạn yêu thích mà không dành thời gian cho môn Hóa. Môn hóa nếu không luyện tập thường xuyên và phân bổ thời gian ôn luyện hợp lý thì khó có thể đạt điểm cao như mong đợi. Do đó, bạn nên có hoạch phân chia lịch học cụ thể cho từng môn hợp lý nhé.

8. Ôn tập theo những dạng đề khó vượt quá khả năng

Khi bạn chưa kịp làm dạng bài dễ một cách nhuần nhuyễn, thuần thục thì bạn đã chuyển sang làm các dạng bài khác khó hơn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy chán nản, dễ bỏ cuộc và cảm giác sợ môn Hóa. Các bạn nên lựa chọn phương pháp học phù hợp với khả năng nhất. Bằng cách khắc phục luyện tập chăm chỉ các dạng bài từ dễ đến khó thì bạn sẽ dễ dàng chinh phục được môn Hóa và dành được điểm cao rồi đấy.

9. Kỹ năng làm bài kém!

Nhiều bạn ôn tập thường bỏ qua kỹ năng làm bài. Các bạn nên tóm tắt các yêu cầu của đề bài để tránh bỏ sót dữ liệu, hoặc giải sai đáp án. Tăng cường luyện tập về kỹ năng trình bày một bài thi hoặc bài kiểm tra.

10. Bỏ qua phần thực hành

Khi ôn tập, các bạn thường bỏ qua phần thực hành trong ống nghiệm. Đây là phương pháp học hiệu quả nhất giúp bạn nắm vững kiến thức và ghi nhớ lâu nhất. bạn có thể trao đổi, thực hành, học nhóm với bạn bè, hỏi các thầy cô về những bài khó …

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn